Tại Sao Phải Vệ Sinh Máy Lạnh?
Đảm bảo khả năng làm lạnh
Trong quá trình sử dụng, hệ thống máy móc của máy lạnh sẽ bị bám bụi bẩn. Khi bụi bẩn bám quá nhiều, khả năng làm lạnh của máy sẽ bị giảm sút. Hơi lạnh cung cấp cho không gian sống sẽ chậm lại, máy lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu làm lạnh của người sử dụng. Do đó, việc vệ sinh máy lạnh là rất cần thiết để đảm bảo được khả năng làm lạnh như lúc ban đầu.
Hạn chế hư hỏng
Khi dàn nóng của điều hòa bị bụi bẩn bám vào quá nhiều, khả năng tản nhiệt rất chậm, thậm chỉ là không thể tản nhiệt. Điều này sẽ làm cho điều hòa luôn trong tình trạng quá tải, khi quá tải điều hòa sẽ tự động ngắt . Nếu tình trạng này kéo dài, hệ thống máy móc bên trong của điều hòa sẽ bị hư hỏng. Vì vậy, vấn đề vệ sinh máy lạnh định kỳ sẽ giúp máy lạnh hoạt động ổn định, tránh được những hư hỏng, nhờ đó mà tuổi thọ và độ bền của điều hòa được đảm bảo
Tiết kiệm điện năng
Khi điều hòa bị bám nhiều bụi bẩn, khả năng làm lạnh yếu đi, công suất hoạt động giảm, lượng điện năng tiêu thụ sẽ tăng lên bởi máy sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Cho nên, vệ sinh máy máy lạnh định kỳ giúp tiết kiệm điện năng đáng kể
Loại trừ các tác nhân gây bệnh hô hấp
Điều hòa được ví như “lá phổi” của cả gia đình, nếu điều hòa không được vệ sinh, thì lá phổi đó sẽ bị nhiễm bẩn, sức khỏe hô hấp của gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏa hô hấp của gia đình hãy vệ sinh máy lạnh.
Bao Lâu Phải Vệ Sinh Máy Lạnh?
- Nếu gia đình sử dụng thì thời gian khoảng từ 3 – 4 tháng/lần. Nếu tần suất sử dụng thấp thì khoảng 6 tháng/lần.
- Đối với công ty nhà hàng khoảng 3 tháng/lần. Trong môi trường có nhiều bụi bẩn thời gian nên là 1- 2 tháng/lần.
- Đối với cơ sở – xí nghiệp sản xuất thời gian là khoảng 1tháng/lần
Có Thể Vệ Sinh Máy Lạnh Tại Nhà?
- Bước 1: Ngắt nguồn điện
- Bước 2: Kiểm tra ga: lượng ga có bị thiếu hụt không? Nếu ga bị thiếu hụt, kiểm tra đường ống dẫn ga tại các mối nối có bị dò rỉ không?
- Bước 3: Vệ sinh dàn lạnh: vệ sinh thật kỹ bộ phận dàn lạnh, nhất là tại các kẽ hở ở bên trong dàn lạnh.
- Bước 4: Kiểm tra ống thoát nước: xem ống thoát nước có bị tắc ngẽn không? Có bị gấp khúc không? Rửa sạch bụi bẩn bang cách dùng bơm áp lực. Máng nước cân chỉnh lại cho phù hợp.
- Bước 5: Vệ sinh cánh quạt: Bạn nên cố định cánh quạt lại, sau đó dùng khăn hoặc giẻ lau khô rồi sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và bụi bẩn bám ở trên cánh quạt.
- Bước 6: Làm sạch dàn nóng: tháo nắp dàn nóng ra rồi kiểm tra các linh, phụ kiện của bộ phận này có còn nguyên vẹn, có hư hỏng không? Dùng máy bơm áp lực nhỏ xịt nước trực tiếp vào các khe của bộ phận tản nhiệt dưới dạng tia để loại bỏ bụi bẩn, côn trùng, vi khuẩn,…
- Bước 7: Làm sạch lưới lọc: tháo bộ phận lọc khí ra và vệ sinh, làm sạch lưới lọc bằng nước ấm 30 độ, có thể sử dụng khăn hoặc giẻ để lau sạch bụi bẩn bám ở trên lưới lọc. Sau đó, bạn để lưới lọc cho ráo nước.
- Bước 8: Vệ sinh vỏ máy:dùng khăn hoặc giẻ ẩm lau qua toàn bộ vỏ máy để làm sạch bụi bẩn giúp máy lạnh sạch hơn và tránh bụi bẩn xâm nhập vào các bộ phận bên trong
- Bước 9: Lắp lại các bộ phận và kiểm tra: Lắp ráp lại như ban đầu, mở nguồn điện, bật máy, kiểm tra xem máy hoạt động có ổn định và có bình thường không.
Lưu ý:
Bạn cần đảm bảo chắc chắn là bản thân có đầy đủ dụng cụ và có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà. Nếu bạn không thể tự vệ sinh máy lạnh, thì bạn có thể gọi dịch vụ vệ sinh máy lạnh tại Dĩ An, Thủ Đức, Quận 9,… như Điện Máy Đại Việt để được hỗ trợ.
Để đảm bảo khả năng làm lạnh, độ bền và tuổi thọ, sức khỏe gia đình, bạn cần phải vệ sinh định kỳ theo khuyến cáo được đưa ra. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp bạn có những thông tin cần thiết khi sử dụng máy lạnh.
Điện Máy Đại Việt là một trong những đơn vị chuyên nghiệp về cung cấp dịch vụ vệ sinh máy lạnh, bảo dưỡng tại Dĩ An, Thủ Đức, Quận 9…, xin được chia sẻ kinh nghiệm về vệ sinh máy lạnh. Mong rằng cung cấp cho bạn đọc kiến thức cần thiết khi sử dụng máy lạnh.
- Đội ngũ nhân viên điện lạnh chuyên nghiệp
- Có mặt trong vòng 24 giờ